Trường Tiểu học Tràng Lương tổ chức chuyên đề "Dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch"

Thực hiện kế hoạch năm học, ngày 28/04/2017, trường Tiểu học Tràng Lương tổ chức chuyên đề: Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch.


         Theo chương trình môn Mỹ thuật hiện hành thì môn Mỹ thuật được chia làm 5 phân môn: Vẽ tranh; Vẽ trang trí; Vẽ theo mẫu; Thường thức Mỹ thuật; Xé dán tập nặn tạo dáng được lặp đi lặp lại theo từng khối lớp. Việc sắp xếp các phân môn trong từng bài phù hợp với từng khối lớp từ lớp Một đến lớp Năm, nhằm cung cấp kiến thức Mỹ thuật cũng như rèn luyện kỹ năng đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, dạy học theo phương pháp hiện hành còn nhiều bất cập đối với học sinh. Các giờ học Mỹ thuật  theo phương pháp hiện hành thường không gây được hứng thú cho học sinh mà học sinh thường có cảm giác nhàm chán, học sinh thường làm việc đơn lẻ, không có sự hợp tác, chia sẻ. Các em ít thể hiện được mình, hầu hết các bài học đều chú trọng thực hành vẽ, không phát huy được tính sáng tạo của học sinh, diễn đạt bị hạn chế. Đối với giáo viên mỗi bài dạy giáo viên phải căn từng giờ, từng phút, tiết dạy bó hẹp trong thời lượng 35 phút. Chưa khơi dậy được tiềm năng sáng tạo cũng như trí tưởng tượng của học sinh

        Với phương pháp dạy học Mỹ thuật mới của Đan Mạch áp dụng vào chương trình hiện hành, học sinh như được giải phóng khỏi khuôn mẫu. Các em được học mà chơi, chơi mà học, các em được thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, không sợ mình không biết vẽ mà được tự do thể hiện sự sáng tạo. Với 7 quy trình mới là: Quy trình 1: Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. Quy trình 2: Vẽ biểu cảm; quy trình 3: Vẽ theo nhạc; Quy trình 4: Xây dựng câu chuyện; Quy trình 5: tạo hình 3D, 2D tiếp cận chủ đề; Quy trình 6: Điêu khắc nghệ thuật, tạo hình không gian; Quy trình 7: Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. Học sinh có thể vẽ, xé dán, nặn, tạo hình 3D, 2D làm con rối, tận dụng cá phế liệu, đồ vật tìm được để sáng tạo nên sản phẩm. Không những thế từ việc vẽ, xây dựng câu chuyện tạo cho các em phương thức tư duy hình ảnh liên hệ thực tế, tự tin diễn thuyết tăng khả năng ngôn ngữ biểu cảm vốn sống thực tế của các em, giúp phát triển ở học sinh các khả năng giao tiếp và hợp tác… Mỗi chủ đề, các em thực sự được thỏa sức sáng tạo. Từ những học sinh chưa lần nào hoàn thành được sản phẩm ngay trên lớp đến những em có năng khiếu thực sự đều hào hứng hợp tác với nhau để hoàn thành sản phẩm của nhóm. Sản phẩm trong mỗi chủ đề là sản phẩm của sự hợp tác rất đa dạng và phong phú.

       Với sự yêu nghề, mến trẻ cùng với bề dày kinh nghiệm trong giảng dạy, cô giáo Bùi Thị Dng, giáo viên dạy mỹ thuật của trường, đã xây dựng được tiết dạy theo đúng tinh thần phương pháp dạy học của Đan Mạch. Giáo viên đã thể hiện rất thành công bài dạy của  mình. Cô giáo đều tỏ rõ sự chắc chắn, thuần thục quy trình dạy học khi áp dụng phương pháp mỹ thuật mới của Đan Mạch. Sự thân thiện, cởi mở, gần gũi với học sinh đã tạo cho học trò cảm giác thoải mái, vui tươi, động viên các em tích cực hăng say học tập. Học sinh hoàn toàn chủ động chiếm lĩnh tri thức, tiết học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả. Sau tiết học, học sinh đã tạo ra những bức tranh sinh động, có hồn, học sinh thẩm thấu vẻ đẹp tự nhiên của môi trường xung quanh, nhận xét, góp ý cho bạn về vẻ đẹp mỹ thuật….

Tiết học diễn ra sôi nổi và hào hứng

Hướng dẫn của cô tới các nhóm

Chia sẻ bài vẽ giữa các nhóm

         Sau khi thể hiện chuyên đề xong, các đồng chí dự giờ đã cùng nhau thảo luận, thống nhất phương pháp giảng dạy. 

Chia sẻ, rút kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp

        Chuyên đề đã thành công tốt đẹp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Mỹ thuật trong trường, nhằm trang bị cho học sinh những nhận thức ban đầu, cơ bản nhất, góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong học tập hay sinh hoạt hành ngày.  

                                                                                                                       Thu Thảo


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác:
Mới nhất